[ANT Video]Khác biệt giữa Nghị định 128/2020/NĐ-CP và nghị định 45 về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Hải quan
Cùng ANT VINA Logistics tìm hiểu một số điểm khác biệt của nghị định 128 và nghị định 45 (cũ)

MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý GIỮA NGHỊ ĐỊNH SỐ 128 VÀ 45

 

 
 

Hàng năm, có rất nhiều văn bản pháp luật được nhà nước ban hành, cập nhật sửa đổi bổ sung để giải quyết tồn đọng, phát sinh cũng như phù hợp với xu thế của xã hội. Thông tư nghị định mới này luôn là một vấn đề quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình thủ tục xử lý công việc cũng như những chế tài xử phạt nghiêm khắc.

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2020 và thay thế các Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi bổ. Vậy hôm nay hãy cùng ANT VINA Logistics tìm hiểu một số thay đổi tiêu biểu của nghị định số 128 so với nghị định 45.

Các bạn có thể truy cập đường link đang hiển thị trên màn hình hoặc tìm xem tại phần mô tả của video này để có thể tải file PDF của nghị định số 128/2020/NĐ-CP mà chúng tôi đã sưu tập được nhé!
   https://bit.ly/3rMzwmH 
   

Một trong những nội dung đáng chú ý đầu tiên của Nghị định 128 đó là thay đổi Giảm số trường hợp KHÔNG xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Nếu tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP quy định có tới 07 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì khi Nghị định 128 số trường hợp này giảm còn 04. Cụ thể:

- Không xử phạt theo quy định của Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính: Do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng…

- Được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn quy định: Hàng hóa đang làm thủ tục hải quan thì khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kiểm tra, hàng hóa đã thông quan thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi kiểm tra sau thông quan…

- Người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế;

- Hàng hóa gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng do không bảo đảm chất lượng như mẫu hàng hóa đã giao, không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường… nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hàng… thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do kèm theo các chứng từ liên quan khi chưa đăng ký tờ khai hải quan.

4. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định này nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.

5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng.

6. Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất lần đầu.

7. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 5.000.000 đồng.

 

 => Như vậy ngoài các trường hợp được nêu trên, những trường hợp vi phạm còn lại sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Bao gồm:

Bên cạnh đó, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa có nhiều thay đổi mang tính nghiêm khắc hơn, cụ thể như sau: