ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TỜ KHAI THÔNG QUAN VÀ
TỜ KHAI CHƯA ĐƯỢC THÔNG QUAN
Tờ khai là một trong những chứng từ quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tờ khai có rất nhiều chức năng quan trọng:
- Để Nhà nước tính và thu thuế
- Chứng từ phục vụ cho hoạt động kiểm
tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, cấp
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hoàn thuế, thanh tra thuế, kiểm tra thuế,
thanh toán, nộp thuế, bảo lãnh thuế nhập khẩu của các tổ chức tín dụng…
Tờ khai chỉ có giá
trị thực sự khi tờ khai được thông
quan ("Thông quan hải quan là việc
hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lí nghiệp vụ hải quan khác, Theo Điều 4 Luật Hải quan năm 2014"), để kiểm tra được tờ khai thông quan hay chưa thông quan chúng ta có thể kiểm tra trên website của Tổng cục hải quan:
https://bit.ly/3rTjS8T
Sau đó ta in kết quả sẽ cho chúng ta:
- “Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan” đối với hàng lẻ và
“danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan” đối với hàng container
Trong
trường hợp hàng chưa được thông quan, nếu chỉ mới tạm giải phóng hàng thì chứng từ tờ khai không phản ánh được tình trạng
hàng đã được thông quan hay chưa.
Tờ khai có trạng thái: Mang hàng về bảo quản KHÔNG
được tính là tờ khai thông quan
Hai là, tờ khai đã được thông quan. Đây mới là chứng từ cốt yếu nhất và khẳng định 100% hàng đã được cấp phép xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Một số người thường không để ý trong việc lấy kết quả thông quan tờ khai sau khi tờ khai được thông quan trong vòng 7 ngày, dẫn đến việc không lấy được kết quả thông quan trên phần mềm khai báo hải quan để in ra tờ khai thông quan lưu trữ do hệ thống của tổng cục hải quan chỉ cho lấy kết quả sau khi thông quan trong vòng 7 ngày.
Về cơ bản tờ khai đã thông quan và tờ khai kết quả phân luồng không có gì khác nhau là mấy. Chỉ có 2 điểm trên tờ khai thể hiện sự khác biệt này thôi.
Thứ nhất, trên mục
đầu tiên tờ khai có thể hiện chữ “thông quan” thay cho chữ “thông báo kết quả
phân luồng”. Xem chi tiết ở hình.