CO là gì, chức năng C/O, quy trình và bộ chứng từ xin C/O!
C/O là gì, có chức năng như thế nào và quy trình xin C/O ra sao? Trong bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu không thể thiếu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, C/O đóng vai trò giúp giảm thuế cho hàng nhập khẩu, vì vậy đây là chứng từ đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến việc mua bán hàng hóa giữa người xuất khẩu và nhập khẩu.
1. C/O là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu, nó thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi sản phẩm được xuất khẩu hoặc nơi xuất xứ của một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật liệu được sử dụng vào quy trình hoàn thành sản phẩm.
Phòng thương mại và lãnh sự quán của quốc gia là nơi nhận trách nhiệm phát hành C/O. Giấy chứng nhận xuất xứ thường có hình thức và tiêu chuẩn chung, có mẫu sẵn tại lãnh sự quán. Ngoài một số trường hợp ngoại lệ, một số quốc gia có yêu cầu riêng về hình thức C/O cho nước mình.
Một số quốc gia yêu cầu phải có C/O cho tất cả các mặt hàng khi nhập khẩu vào nước đó, Hoa Kỳ là một ví dụ, tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào đây phải có C/O rõ ràng.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O – Certificate of Origin) trở thành một chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để đảm bảo quyền ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch). Hiện Việt Nam đang áp dụng chế độ ưu đãi thương mại với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có các đối tác quan trọng như Mỹ, EU, Nhật, ASEAN…
Tại Việt Nam C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
(Bộ Công Thương và các cơ quan trực thuộc bộ này) cho hàng hóa xuất khẩu có
xuất xứ Việt Nam theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về xuất xứ hàng hóa.
2. Mục đích sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Đối với người nhập khẩu: C/O giúp người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, giúp số tiền thuế giảm được khi có C/O là rất lớn. Trong thực tế, nhiều người nhập khẩu dùng rất nhiều thủ đoạn trong kinh doanh để có được xuất xứ hàng hoá từ một nước được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, nhất là trong trường hợp buôn bán ba bên.
Đối với người XK: C/O không giúp người xuất khẩu hưởng lợi về thuế. Chỉ một số ít chính phủ các nước đòi hỏi C/O cho hàng xuất khẩu. Lúc này C/O mang ý nghĩa của việc thông kê số lượng hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên trong trường hợp bán hàng theo kiểu DDP…
Đối với Nhà nước: C/O hỗ trợ chính phủ trong việc thực thi chính cách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại, duy trì hệ thống hạn ngạch, tránh gian lận thuế quan… hoặc phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.
Ngoài ra còn có một loại C/O được làm bởi người xuất khẩu, chỉ nhằm mục
đích làm đầy đủ các giấy tờ liên quan đến lô hàng mà không phải do yêu cầu của
hải quan hay chính phủ nước nhập khẩu.
3. Các loại C/O
Có hai loại C/O chính:
C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), EVFTA, UKFTA…vv
Các mẫu C/O:
C/O form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
C/O form A