Công ty CP TMDV và Đầu tư Green HC và Công ty CP TMDV và Đầu tư TA Solar
thắc mắc về thuế NK mặt hàng khung giá đỡ tấm pin năng lượng mặt trời bằng
nhôm.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ số thứ tự 57 Phụ lục 3 về Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đến ngày 14/5/2018), số thứ thự 92 Phụ lục 3 về Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định “Các cấu kiện nhôm định hình” (mã HS 7610) thuộc Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được.
Liên quan đến thuế hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của các dự án nhà
máy điện mặt trời cũng đã được quy định rất cụ thể tại điểm 3 mục 3 phần a Phụ
lục 1 về danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị
định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định đầu tư phát triển
nhà máy điện thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; khoản 11 Điều 16 Luật
Thuế XK, thuế NK và Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định
miễn thuế NK đối với vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được NK để tạo
tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp
luật về đầu tư và các căn cứ xác định vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất
được thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 10 Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2017 đến ngày 30/6/2019) quy định: “Dự án điện mặt trời được miễn thuế NK đối với hàng hóa NK để tạo tài sản cố định cho dự án; thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế XK, thuế NK đối với hàng hóa NK phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được”.
Đối chiếu với các quy định hiện hành thì hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của các dự án điện mặt trời được miễn thuế NK theo quy định.
Tuy nhiên, đối chiếu với Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT và theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các công văn số 2119/BKHĐT-KTCN ngày 3/4/2019, số 4456/BKHĐT-KTCN ngày 1/7/2019 và công văn số 1681/BKHCN-ĐTG ngày 11/6/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ tại thì mặt hàng khung giá đỡ tấm pin quang điện bằng thép hoặc nhôm định hình thuộc danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được và không được miễn thuế NK theo quy định.
Liên quan đến quy định về tính tiền chậm nộp, theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định một trong các trường
hợp sau phải nộp tiền chậm nộp: “Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời
hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ
quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ốn định thuế hoặc quyết định xử lý
của cơ quan quản lý thuế”.
Cũng tại khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp như sau: “Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tỉnh trên số tiền thuế chậm nộp; thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào NSNN”.
Điểm e khoản 4 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: “Trường hợp
khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp số tiền thuế thiếu được
áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó”. Cũng tại điểm a khoản 5 Điều 42
Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thời hạn nộp tiền thuế ấn định: “Các tờ
khai hải quan đăng ký kể từ ngày 1/7/2013, cơ quan Hải quan ấn định số tiền
thuế phải nộp thì thời hạn nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp
thuế của tờ khai đó”.
Căn cứ các quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan cho rằng, thời hạn nộp thuế của tờ khai tính từ ngày thông quan giải phóng hàng. Theo đó ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế thiếu ấn định, DN còn phải nộp tiền chậm nộp tính từ ngày thông quan giải phóng hàng đến ngày nộp đủ tiền thuế thiếu ấn định. Trong đó, cách tính số tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 66 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp có vi phạm,
theo Tổng cục Hải quan, khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chỉnh”.
Theo đó, đối với các tờ khai đăng ký trước khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản xác nhận hàng hóa thuộc danh mục trong nước đã sản xuất được thì không bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, đối với các tờ khai đăng ký sau khi DN được Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản xác nhận hàng hóa thuộc danh mục trong nước đã sản xuất được thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Do đó, để áp dụng các chính sách pháp luật vào thực tế đạt hiệu quả,
Tổng cục Hải quan đề nghị các DN nghiên cứu quy định, hướng dẫn hoặc liên hệ
với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai NK để được hướng dẫn thực hiện. Trường
hợp phát sinh vướng mắc liên quan đến xác định hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa
trong nước đã sản xuất được, đề nghị các DN gửi hồ sơ, tài liệu kỹ thuật đến Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để được xem xét, xử lý theo quy định.