Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023, HĐND TP.Hải Phòng đề ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố dựa trên 3 trụ cột là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistics, thương mại và du lịch.
Các đại biểu cắt băng
khánh thành Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Ngô Gia Tự, đoạn từ cổng sân bay cũ đến
đường Liên phường. (Ảnh: TTXVN phát)
Kết nối cảng biển và khu logistics lớn nhất miền Bắc
Ngày
14/12, thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án Cải tạo,
nâng cấp đường Ngô Gia Tự (đoạn từ cổng sân bay cũ đến đường Liên phường).
Tuyến Ngô Gia Tự kết hợp cùng tuyến đường Nguyễn Văn Linh và đường Võ Nguyên
Giáp sẽ là ba trục đường chính kết nối hệ thống cảng biển gồm những các cảng biển
và khu logistics lớn nhất miền Bắc.
Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường Ngô Gia Tự thuộc Dự án nhóm B, công trình
giao thông cấp III. Địa điểm triển khai xây dựng dự án qua địa bàn các phường Đằng
Hải, Nam Hải, Thành Tô và Tràng Cát.
Quy mô dự án có chiều dài 1,86km; bề rộng nền đường 19,25m; trong đó, bề rộng mặt
đường 12m, hè hai bên mỗi bên rộng 3,625m. Tổng mức đầu tư gần 243 tỷ đồng.
Phát biểu tại Lễ thông xe, ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
thành phố Hải Phòng nhấn mạnh, đây sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm từng bước
hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới giao thông quận Hải An, kết nối đường giao
thông nội bộ với mạng lưới giao thông thành phố, góp phần phát triển kinh tế-xã
hội quận Hải An nói riêng và thành phố nói chung.
Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Thọ cho biết, đường Ngô Gia Tự là một trong những tuyến
giao thông huyết mạch của thành phố, nối từ cầu Rào đến đường Liên phường. Trước
đó, đoạn tuyến từ cầu Rào đến đường Lê Hồng Phong đã được thành phố nâng cấp, cải
tạo, hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2018.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố biểu dương
sự cố gắng nỗ lực của các Sở, ngành, quận Hải An cùng các nhà thầu thi công
trong quá trình triển khai dự án, để dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo đồng
bộ toàn tuyến, góp phần kết nối giao thông với khu vực Đình Vũ và nâng cao hiệu
quả của tuyến đường Liên phường.
Phó Chủ tịch cũng đề nghị quận Hải An tăng cường chỉ đạo công tác quản lý trật
tự đường hè, vệ sinh môi trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát, phối hợp với
các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông trong việc đấu nối thiết bị,
đường dây qua hào kỹ thuật, đảm bảo mỹ quan, kỹ thuật và an toàn giao thông.
Năm 2023, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội
Ngày
9/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. Hải Phòng bế mạc kỳ họp thứ 9, khóa XVI sau
3 ngày làm việc (7-9/12). Trong thời gian diễn ra kỳ họp, các đại biểu
HĐND TP. Hải Phòng tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế xã hội của
thành phố, phương hướng năm 2023; chất vấn Chủ tịch UBND thành phố về các nhóm
nội dung liên quan đến phát triển đô thị, nông thôn mới, hạ tầng giao thông.
Sau các phiên làm việc, HĐND TP.Hải Phòng đã thông qua 35 nghị quyết. Về
nghị quyết “Nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh thành phố năm 2023,"
Hải Phòng xác định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GRDP (giá so sánh
2010) tăng khoảng 12,7%-13% so với năm 2022.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 116.442,134 tỷ đồng, trong đó thu nội địa
42.500 tỷ đồng. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 185 triệu tấn.
Thành phố tiếp tục phấn đấu duy trì thu hút từ 2 đến 2,5 tỷ USD vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Nghị quyết này cũng đưa ra các nhóm chỉ tiêu về phát triển về
xã hội và môi trường.
Có 9 giải pháp HĐND TP. Hải Phòng đưa ra để đạt mục tiêu trên, trong đó nhấn mạnh định
hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố dựa trên 3 trụ cột là công nghiệp
công nghệ cao, cảng biển-logistics, thương mại và du lịch.
3 trụ cột là công nghiệp
công nghệ cao, cảng biển-logistics, thương mại và du lịch.
Cùng với đó, thành phố tiếp
tục chú trọng công tác phòng, chống dịch, ứng phó với các tình huống khi có dịch
bệnh xảy ra, không để tình trạng “dịch chồng dịch." Các nhóm giải pháp về
tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách, đẩy mạnh chuyển đổi số, tiếp tục xây dựng
nông thôn mới kiểu mẫu cũng cũng được nêu cụ thể trong nghị quyết này.
Ngoài nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong năm 2023, HĐND
TP.Hải Phòng còn thông qua một số nghị quyết quan trọng khác như thành lập đoàn
giám sát chuyên đề của HĐND thành phố về việc thực hiện các quy định của pháp
luật về khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố; Quyết định biên chế, số người
làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng năm 2023; Quyết định
khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố.
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng Phạm Văn Lập nhấn mạnh, để
thực hiện thắng lợi 35 nghị quyết HĐND thành phố vừa thông qua, ngay sau kỳ họp,
UBND thành phố khẩn trương triển khai các các nghị quyết bằng những chương
trình, kế hoạch cụ thể ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm kế hoạch, đồng thời
xác định 2023 là năm phải tăng tốc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025.
UBND thành phố cùng các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đột
phá về thu hút đầu tư, hiện đại hóa đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ,
trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch
và hạ tầng số.
Các cơ quan chức năng của Hải Phòng tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy
nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm. Việc kiểm soát chi ngân
sách nhà nước cần thực hiện hiệu quả, đúng quy định, tránh tình trạng thất
thoát, tiêu cực, lãng phí ngân sách nhà nước.
Các ngành, địa phương, đơn vị trong toàn thành phố tiếp tục đẩy nhanh chuyển đổi
số, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính theo hướng thực chất, hiệu quả,
vì người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng
bộ mảy chính quyền chuyên nghiệp, cởi mở, minh bạch.
Thành phố tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn.
(Theo Haiquanonline)