Hội thảo bàn giải pháp cho phát triển logistics Việt Nam.
95% các DN logistics quy mô nhỏ, hạn chế vốn
Tại
Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho DN” diễn ra sáng nay
(20/4), Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng: Dịch vụ logistics
là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt
trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng.
Trong khi hiện nay, khoảng 95% các DN logistics đang hoạt động là DN Việt Nam với quy mô nhỏ và hạn chế cả về vốn, nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế; Chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics với DN xuất nhập khẩu.
“Việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và DN sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp”, ông Khánh nói.
Được
biết, kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics
Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics
vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê
ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương
16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.
Giải pháp từ những "ông lớn"
Cũng tại buổi Hội thảo, nhiều DN lớn đã chia sẻ kinh nghiệm về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, đồng thời, đưa ra những thực trạng và giải pháp thiết thực cho phát triển logistics Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) kể lại, cách đây chỉ một vài năm, để chuyển phát nhanh, người bán cần mang hàng ra bưu cục, hoặc gọi trung tâm thông tin để nhân viên giao hàng đến lấy.
Lúc
đó, Viettel là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp hậu cần kho vận
42 toàn diện, cam kết giúp doanh nghiệp: Tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ
tầng, chi phí vận chuyển; Xóa bỏ nỗi lo về năng lực vận hành kho bãi; Đảm bảo
an toàn hàng hóa trong kho và tối ưu thời gian giao hàng lên tới 50%.