Kiểm tra
tại nguồn (nơi sản xuất, nuôi trồng nguyên liệu, linh kiện, vật tư, bán thành
phẩm dùng để sản xuất ra mặt hàng) là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện việc quản
lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa
nhập khẩu theo mô hình mới.
Phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp
Dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Cụ thể quy định cơ quan kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định hoặc cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường; cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm.
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Ngày 30/3/2021 và 1/4/2021, Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với dự án TFP tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Nghị định tại Hà Nội và TPHCM với thành phần gồm các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ, doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp. Ngày 16/4/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1843/TCHQ-GSQL gửi các đơn vị có liên quan tham gia ý kiến đối với dự thảo Nghị định. Trong quá trình lấy ý kiến dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các đơn vị, tổ chức họp trực tuyến lấy ý kiến về dự thảo. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đang tiến hành sắp xếp, bổ sung nhân lực; xây dựng chương trình đào tạo, quy trình nghiệp vụ; mở rộng chỉ tiêu vilas, phát triển phòng thí nghiệm, hồ sơ đăng ký thử nghiệm lĩnh vực mặt hàng; bổ sung trang thiết bị tại Cục Kiểm định Hải quan để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo lộ trình của Đề án đề ra đáp ứng theo mô hình mới. |
Hàng hóa nhập khẩu sau khi lấy mẫu phải lưu giữ tại cửa khẩu nhập cho đến khi có kết quả kiểm tra và được cơ quan Hải quan cho phép thông quan, trừ hàng hóa không thuộc danh mục phải lấy mẫu, kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại cửa khẩu nhập được đưa về bảo quản với điều kiện địa điểm bảo quản hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu về bảo quản hàng hóa, yêu cầu về giám sát hải quan.
Một nội dung quan trọng để thực hiện mô hình cải cách kiểm tra
chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được nêu tại
dự thảo Nghị định là phân công trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của
các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Tài chính. Cụ thể, việc
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, bộ quản lý ngành,
lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bộ quản
lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của Luật An toàn
thực phẩm. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm
tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm công bố kết quả kiểm tra tại nguồn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thông tin chung; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực được phân công; xây dựng chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa.
Ban hành và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia Danh
mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm
kèm mã HS ở cấp độ chi tiết nhất HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam kèm theo biện pháp công bố hợp quy quy định tại khoản 2 Điều
10 Nghị định này quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật hoặc chỉ tiêu an toàn áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
thuộc Danh mục; Danh mục hàng hóa đặc thù không được áp dụng chuyển đổi
phương thức kiểm tra; Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng,
kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm phải kiểm tra tại cửa khẩu nhập; Danh
mục hàng hóa đã áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn khu vực quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
Đồng thời, bộ quản lý ngành thực hiện hoặc chỉ đạo kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa; kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thuộc diện diện kiểm tra sau thông quan; thanh tra, kiểm tra về quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực được phân công; kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu sau khi thông quan.
Ban hành và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia Danh sách hàng hóa nhập khẩu từ nhà sản xuất đã được cơ quan có thẩm của Việt Nam kiểm tra tại nguồn; Danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo mặt hàng; Danh sách các cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được chỉ đinh; danh sách các tổ chức kiểm chứng được chỉ định; Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam; Danh sách hàng hóa đã được cấp Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Đồng thời phối hợp, cung cấp thông tin, trao đổi dữ liệu với cơ
quan Hải quan về chất lượng hàng hóa (thông tin cảnh báo về lô hàng xuất khẩu,
nhập khẩu không đạt chất lượng hoặc có gian lận thương mại về chất lượng;
thông tin về hàng hóa không đạt chất lượng thu thập được trong quá trình kiểm
tra hàng hóa trong sản xuất và lưu thông trên thị trường); giao/chỉ định các cơ
quan/tổ chức giám định/cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu có đủ
năng lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng
hóa nhập khẩu theo quy định…
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ nhiều nhiệm vụ
Trong khi đó, trách nhiệm của Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, lĩnh vực, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này; giao Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, lĩnh vực, cơ quan liên quan thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; công bố danh mục các mặt hàng được chuyển đổi phương thức kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
Đồng thời, giao Tổng cục Hải quan xây dựng, quản lý và vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia công nghệ thông tin tự động để đảm bảo các chức năng, thực hiện; xây dựng trung tâm dữ liệu về quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu; trao đổi thông tin dữ liệu với hải quan các nước về chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm để phân tích đánh giá rủi ro, quyết định phương thức kiểm tra.
Thông báo cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông tin về các trường
hợp cơ quan hải quan phát hiện kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng
nhận/giám định không phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu hoặc vi phạm các
quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm.