Quy trình đóng gói hàng hóa dễ vỡ khi vận chuyển

Quản trị Admin

Các đồ dùng như bát đĩa bằng thuỷ tinh, gốm, sứ đều là những mặt hàng rất dễ vỡ đặc biệt mỗi khi vận chuyển đi xa. Do đó khi đóng gói những mặt hàng dễ vỡ này bạn cần hết sức cẩn thận để tránh không làm cho hàng bị hỏng, sứt mẻ. Tham khảo ngay một số kinh nghiệm đóng gói hàng dễ vỡ qua bài viết bên dưới đây nhé!

alt text

Nên sử dụng các vật liệu chuyên dụng để đóng gói

Đầu tiên bạn cần sử dụng loại giấy bubble, đây là loại giấy chuyên dùng đóng gói hàng dễ vỡ. Bubble là loại giấy được tạo nên bởi những bóng khí cao 1,27cm ở giữa 2 tấm nilon. Loại giấy này có độ êm và ôm sát được vào đồ đạc bất kể hình dạng nào cho nên khả năng chống va đập rất tốt. Ngoài ra thì còn có xốp, mút và hạt nở cũng được sử dụng để tránh va đập cho các loại hàng dễ vỡ.

Tất cả những vật liệu này đều có bán sẵn tại các cửa hàng vật liệu tạp hoá, bạn có thể dễ dàng tìm mua được. Chi phí cho nó cũng rất rẻ nên bạn cũng đừng ngại chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận nhé.
hàng dễ vỡ 3

Đóng gói những mặt hàng dễ bị vỡ cần phải lưu ý điều gì?

Sử dụng giấy bubble để gói quanh sản phẩm cần vận chuyển
Để có cách đóng gói hàng dễ vỡ chuẩn, bạn nên quấn lớp giấy bubble quanh mỗi sản phẩm, ví dụ mỗi một chiếc bát, hay chiếc đĩa đều cuốn bằng giấy bubble sau đó mới sắp xếp vào thùng, như vậy sẽ hạn chế quá trình va đập xô xát trong khi vận chuyển. Tuỳ theo kích thước và hình dạng của từng sản phẩm mà bạn có thể xem xét quấn lượng giấy hợp lý. Chú ý đến các góc cạnh và các bộ phận dễ vỡ để ưu tiên bọc cho cẩn thận hơn.

Nên đóng gói hàng dễ vỡ vào các thùng carton hoặc thùng gỗ

Sau khi đã bọc xong giấy bubble bạn nên xếp hàng hóa vào trong thùng carton hoặc thùng gỗ. Lưu ý nên sử dụng thùng rộng vừa đủ, không to quá vì trong quá trình vận chuyển hàng có thể làm xô dịch đồ đạc bên trong thùng dẫn đến va chạm đổ vỡ.

Tuyệt đối không để thùng có khoảng trống

Bạn có thể dùng bông, xốp, hoặc giấy bubble để lấp đầy được những khoảng trống trong thùng carton hoặc thùng gỗ. Cách đóng gói hàng dễ vỡ này sẽ giúp cố định các sản phẩm ở bên trong thùng không bị xê dịch trong quá trình bạn vận chuyển

Dán băng keo chặt ở bên ngoài thùng

Bước cuối cùng để đóng gói hàng dễ vỡ, là bạn nên sử dụng băng keo dán chặt bên ngoài thùng. Bạn hãy sử dụng những loại băng keo có màu và dày dặn để dán phần bên ngoài hộp. Sử dụng băng keo trong để dán các phần hoá đơn hay những thông tin cho đơn hàng để shipper hay người nhận đều thấy được những thông tin.

Đóng gói những loại hàng dễ vỡ chứa chất lỏng

Đối với những sản phẩm hàng hoá có chứa chất lỏng như nước hoa, sữa rửa mặt, hay lọ tẩy trang,.. thì ngoài việc đóng gói như bên trên, bạn cần phải chú ý đóng chặt nắp chai, lọ. Nếu nắp không chặt bạn thì bạn có thể dính băng keo vào để cố định tạm thời, đảm bảo cho lọ khi bị dốc ngược xuôi cũng sẽ không bị chảy nước ra ngoài.

Ngoài ra, bạn nên cho thêm các vật liệu hút ẩm vào thùng để phòng tránh được trường hợp chất lỏng bị dò ra hộp sẽ được thấm hút luôn.
Trên đây là một số thông tin về kinh nghiệm đóng gói hàng dễ vỡ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc qua những chia sẻ đó hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn khi gửi hàng đi xa.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Email

QR Code Wechat