Thủ Tục Nhập Khẩu Tủ Lạnh – Hướng Dẫn Chi Tiết 2025

seoantvina

Tủ lạnh là mặt hàng điện lạnh phổ biến được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu… về Việt Nam. Tuy nhiên, đây là sản phẩm thuộc diện kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng bắt buộc, cần thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình nhập khẩu tủ lạnh từ A-Z, đồng thời giới thiệu giải pháp logistics trọn gói do Ant Vina Logistics cung cấp.

1. Mã HS Code và Thuế Nhập Khẩu Tủ Lạnh

Dưới đây là những mã HS Code phổ biến cho mặt hàng tủ lạnh, tủ cấp đông.

Mã HS

Mô tả

VAT (%)

Thuế NK ưu đãi (%)

Thuế NK thông thường (%)

8415

Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15

8418.10

– Tủ kết đông lạnh liên hợp (dạng thiết bị có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt:

– – Loại sử dụng trong gia đình

8418.10.31

– – – Loại gia dụng, có dung tích không quá 230 lít

10

25

37,5

8418.10.32

– – – Loại gia dụng khác, có dung tích trên 230 lít

10

25

37,5

8418.10.39

– – – Loại khác

10

3

4,5

– Tủ lạnh, loại sử dụng trong gia đình:

8418.21

– – Loại sử dụng máy nén:

8418.21.10

– – – Dung tích không quá 230 lít

10

25

37,5

8418.21.90

– – – Loại khác

10

25

37,5

8418.29.00

– – Loại khác

10

35

52,5

8418.30

– Tủ kết đông , loại cửa trên, dung tích không quá 800 lít:

8418.30.10

– – Dung tích không quá 200 lít

10

20

30

8418.30.90

– – Loại khác

10

20

30

8418.40

– Tủ kết đông , loại cửa trước, dung tích không quá 900 lít:

8418.40.10

– – Dung tích không quá 200 lít

10

20

30

8418.40.90

– – Loại khác

10

20

30

8418.50

– Loại có kiểu dáng nội thất khác (tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng và loại tương tự) để bảo quản và trưng bày, có lắp thiết bị làm lạnh hoặc kết đông:

– – Quầy hàng, tủ bày hàng và các loại tương tự, có lắp thiết bị làm lạnh, dung tích trên 200 lít:

8418.50.19

– – – Loại khác

10

10

15

– – Loại khác:

8418.50.99

– – – Loại khác

10

20

30

– Thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác; bơm nhiệt:

8418. 69

– – Loại khác:

8418.69.10

– – – Thiết bị làm lạnh đồ uống

10

10

15

8418.69.30

– – – Thiết bị cấp nước lạnh (cold water dispenser)

10

10

15

Nếu bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì thêm về mã HS Code, hãy liên hệ số Hotline 0931 525 525 để được giải đáp nhanh chóng. ANT VINA Logistics luôn đồng hành cùng quý khách trong các hoạt động xuất nhập khẩu.

2. Hồ Sơ Nhập Khẩu Tủ Lạnh Cần Chuẩn Bị

Để hàng hóa được thông quan nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau:

  • Hợp đồng ngoại thương

  • Hóa đơn thương mại (Invoice)

  • Phiếu đóng gói (Packing List)

  • Vận đơn (Bill of Lading/Airway Bill)

  • Tờ khai hải quan điện tử

  • Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

  • Văn bản xác nhận hiệu suất năng lượng hoặc chứng nhận dán nhãn năng lượng

>> Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói tại Hải Dương

3. Quy Trình Nhập Khẩu Tủ Lạnh Chi Tiết Từ A-Z

Quy trình nhập khẩu tủ lạnh sẽ gồm 5 bước chính sau đây:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng & hiệu suất năng lượng

  • Hồ sơ cần có: Invoice, B/L hoặc AWB, Hợp đồng, Catalogue, Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng.

  • Quy chuẩn áp dụng:

    • Kiểm tra chất lượng: Theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN.

    • Hiệu suất năng lượng: TCVN 7828:2016 (tủ lạnh, tủ đông) / TCVN 10289:2014 (tủ giữ lạnh thương mại).

  • Thời gian xử lý: 1 – 3 ngày làm việc.

  • Nơi nộp: Cổng thông tin một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan, thông quan hàng

  • Hồ sơ: Bộ chứng từ XNK + Đơn đăng ký KTCL (đã nộp online hoặc có dấu xác nhận).

  • Thời gian: 2 – 5 ngày làm việc tùy luồng (xanh, vàng, đỏ).

  • Nơi làm thủ tục: Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục quản lý doanh nghiệp.

Nếu không vướng giá hay sở hữu trí tuệ, hàng được thông quan ngay. Không cần mang hàng về bảo quản.

Bước 3: Thử nghiệm

1. Hiệu suất năng lượng

  • Hồ sơ: Catalogue + 1 mẫu sản phẩm.

  • Chi phí: 5 – 16 triệu VNĐ/model (chưa VAT).

  • Thời gian: 3 – 5 ngày.

  • Nơi thử nghiệm: Vinacomin, Quatest 1/3… (được Bộ Công Thương chỉ định).

2. EMC – Tương thích điện từ

  • Hồ sơ: Catalogue, mẫu sản phẩm, phụ kiện, phiếu đăng ký.

  • Quy chuẩn: QCVN 9:2012/BKHCN + Sửa đổi 1:2018.

  • Chi phí: Theo báo giá từng lab.

  • Thời gian: 7 – 10 ngày.

  • Nơi thử nghiệm: Lab được Bộ KHCN chỉ định.

Bước 4: Chứng nhận hợp quy & công bố nhãn năng lượng

1. Chứng nhận hợp quy (CR)

  • Hồ sơ: Đề nghị chứng nhận + kết quả thử nghiệm + tài liệu kỹ thuật + ISO 9001 + giấy tờ pháp lý doanh nghiệp.

  • Thời gian: 2 – 3 tuần.

  • Nơi tiếp nhận: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định.

2. Công bố dán nhãn năng lượng

  • Hồ sơ: Mẫu nhãn, kết quả thử nghiệm, mẫu công bố.

  • Chi phí: Không thu phí chính thức.

  • Thời gian: 3 – 5 ngày.

  • Nơi nộp: Vụ Tiết kiệm năng lượng – Bộ Công Thương hoặc cổng dịch vụ công.

Bước 5: Dán tem

Trước khi lưu thông ra thị trường, doanh nghiệp cần đảm bảo:

  • Dán tem hợp quy CR
  • Dán nhãn năng lượng
  • Dán tem phụ tiếng Việt theo quy định về ghi nhãn hàng hóa

>> Xem thêm: Dịch vụ vận tải tại Hải Dương

4. Lưu Ý Khi Nhập Khẩu Tủ Lạnh

Ngoài các bước thủ tục chính, doanh nghiệp nhập khẩu tủ lạnh, tủ đông cần lưu ý một số điểm quan trọng sau để tránh phát sinh chi phí không đáng có:

  • Tủ lạnh và tủ đông là mặt hàng bắt buộc phải kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy và dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Vì vậy, không nên đợi đến khi hàng cập cảng mới bắt đầu làm hồ sơ – việc chủ động thực hiện từ sớm sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tránh chi phí lưu container, lưu bãi.

  • Với các model mới lần đầu nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ catalogue, datasheet hoặc tài liệu mô tả kỹ thuật từ nhà sản xuất để phục vụ cho quá trình thử nghiệm và đánh giá hiệu suất.

  • Việc dán nhãn hàng hóa (bao gồm nhãn phụ tiếng Việt) là yêu cầu bắt buộc theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc, đơn vị chịu trách nhiệm và các thông tin liên quan đến sản phẩm.

  • Quy trình kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy áp dụng theo phương thức 1, nghĩa là đánh giá theo từng lô hàng cụ thể.

  • Tủ đông dân dụng đã qua sử dụng hiện thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu – doanh nghiệp cần lưu ý kỹ để không gặp rủi ro pháp lý.

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho từng modelhiệu lực không thời hạn, trừ khi sản phẩm có sự thay đổi về thiết kế, hiệu suất hoặc công suất tiêu thụ so với bản đã thử nghiệm trước đó.

5. Ant Vina – Dịch Vụ Nhập Khẩu Tủ Lạnh Trọn Gói Tại Hải Dương

Là đơn vị logistics chuyên nghiệp hoạt động tại Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ant Vina Logistics hỗ trợ khách hàng thực hiện toàn bộ quy trình nhập khẩu từ khâu tư vấn đến vận chuyển, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí.

Dịch vụ bao gồm:

  • Tư vấn mã HS và kiểm tra điều kiện nhập khẩu
  • Làm hồ sơ kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng
  • Khai báo hải quan, thông quan nhanh
  • Hỗ trợ lấy hàng và vận chuyển tận nơi
  • Theo dõi, cập nhật tiến trình rõ ràng, minh bạch

Với kinh nghiệm thực tế và sự am hiểu quy định pháp luật, Ant Vina cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình nhập khẩu, đảm bảo hàng hóa được xử lý đúng quy trình, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Liên Hệ Ant Vina Logistics.

ANT VINA Logistics cung cấp các dịch vụ:

  • Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
  • Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy.
  • Dịch vụ thông quan tờ khai hải quan và vận tải container nội địa.
  • Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối.
  • Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra toàn cầu.
  • Dịch vụ xin các loại chứng từ như: chứng thư kiểm dịch thực vật – động vật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, và nhiều dịch vụ khác.

Chúng tôi rất mong được phục vụ Quý khách hàng!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Email

QR Code Wechat