CBM là thuật ngữ quen thuộc trong ngành logistics, thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy CBM là gì? Làm thế nào để tính CBM một cách chính xác? Hãy cùng Ant Vina Logistics tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. CBM là gì trong xuất nhập khẩu? Ý nghĩa của CBM
CBM, viết tắt của “Cubic Meter” (mét khối), là đơn vị đo thể tích hàng hóa được sử dụng rộng rãi trong vận tải và logistics. CBM giúp đo lường không gian mà hàng hóa chiếm dụng trên phương tiện vận chuyển, từ đó làm cơ sở để tính toán cước phí vận chuyển.
CBM được áp dụng cho tất cả các phương thức vận chuyển: đường bộ, đường biển và đường hàng không. Đơn vị này đặc biệt quan trọng khi hàng hóa có trọng lượng nhẹ nhưng chiếm nhiều không gian.
2. Công thức tính CBM
Công thức tính CBM rất đơn giản, dựa trên kích thước và số lượng kiện hàng:
Công thức:
CBM = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng kiện hàng
- Đơn vị chuẩn: Các kích thước (chiều dài, rộng, cao) cần được chuyển đổi sang mét (m) trước khi tính.
- Công thức tính CBM khi kích thước là cm:
CBM = [(Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) / 1.000.000] x Số lượng kiện hàng
Ví dụ:
Một kiện hàng có kích thước 120 cm x 80 cm x 100 cm và số lượng là 5 kiện.
- Kích thước theo mét: 1,2 m x 0,8 m x 1,0 m
- CBM: (1,2 x 0,8 x 1,0) x 5 = 4,8 CBM
3. Cách quy đổi CBM sang trọng lượng (kg)
Trong vận chuyển hàng hóa, không chỉ thể tích mà trọng lượng cũng đóng vai trò quan trọng. Mỗi phương thức vận chuyển có cách quy đổi khác nhau:
Phương thức vận chuyển | 1 CBM tương đương |
Đường bộ | 333 kg |
Đường biển | 1.000 kg |
Đường hàng không | 167 kg |
Ví dụ minh họa:
Bạn có một lô hàng với thể tích 3 CBM. Nếu vận chuyển bằng đường bộ, trọng lượng quy đổi sẽ là:
3 CBM x 333 kg/CBM = 999 kg
4. Hướng dẫn cách tính cước vận chuyển
Tùy theo phương thức vận chuyển (đường biển, đường hàng không, đường bộ), việc tính cước phí sẽ dựa vào trọng lượng hoặc thể tích, giá trị lớn hơn sẽ được chọn làm cơ sở tính cước.
4.1. Tính CBM cước vận chuyển đường hàng không
Trước khi tính cước phí vận chuyển hàng hóa cần so sánh trọng lượng thể thích với tổng trọng lượng hàng hóa. Kết quả cho ra giá trị nào lớn hơn sẽ được dùng làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa. Đối với hàng hóa vận chuyển hàng không có hằng số quy đổi 1CBM/Kg là 167kg sẽ được tính cước vận chuyển như sau.
Ví dụ: 1 Lô hàng hóa có 10 kiện với các thông số dưới đây:
Kích thước của một kiện là 40cm x 50cm x 40cm.
Trọng lượng của một kiện là 100kgs /kiện.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng bằng cách sau.
- Tổng trọng lượng của lô hàng = số lượng kiện hàng x trọng lượng một kiện hàng = 10 x 100 = 1.000 kg.
Bước 2: Tính thể tích của lô hàng với công thức là số kiện hàng x thể tích kiện hàng.
- Kích thước của một gói hàng theo cm => 40cm x 50cm x 40cm.
- Kích thước của một gói hàng theo mét => 0,4m x 0,5m x 0,4m.
- Thể tích của một kiện hàng = 0,4 x 0,5 x 0,4 = 0,08 cbm (m3).
- Tổng thể tích lô hàng = số lượng kiện hàng x thể tích một kiện hàng = 10 x 0,08 = 0,8 cbm.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng với công thức là tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích.
- Hằng số quy đổi trong vận chuyển đường biển: 1CBM = 167Kg.
- Trọng lượng thể tích của lô hàng = 0,08 cbm x 167kg/cmb = 133.6 kg.
Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng và Trọng lượng thể tích của lô hàng hoá.
Tổng trọng lượng của lô hàng = 1.000 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 133.6 kg
- Trọng lượng thể tích lớn hơn(<) tổng trọng lượng lô hàng nên cước phí tính cho lô hàng được lấy theo tổng trọng lượng lô hàng là 1.000kg.
4.2. Tính CBM cước vận chuyển đường biển
Tương tự với hàng hóa đường biển, chúng ta cần so sánh trọng lượng thể thích với tổng trọng lượng hàng hóa. Kết quả cho ra giá trị nào lớn hơn sẽ được dùng làm giá trị tính cước phí vận chuyển đường biển. Đối với hàng hóa đường biển có hằng số quy đổi 1CBM/Kg là 1000kg sẽ được tính cước vận chuyển như sau.
Ví dụ: 1 Lô hàng hóa có 10 kiện với các thông số dưới đây:
Kích thước của một kiện là 140cm x 120cm x 170cm.
Trọng lượng của một kiện là 900kgs /kiện.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng bằng cách sau.
- Tổng trọng lượng của lô hàng = số lượng kiện hàng x trọng lượng một kiện hàng = 10 x 900 = 9.000 kg.
Bước 2: Tính thể tích của lô hàng với công thức số kiện hàng x thể tích kiện hàng.
- Kích thước của một gói hàng theo cm => 140cm x 120cm x 170cm.
- Kích thước của một gói hàng theo mét => 1,4m x 1,2m x 1,7m.
- Thể tích của một kiện hàng = 1,4 x 1,2 x 1,7 = 2,856 cbm (m3).
- Tổng thể tích lô hàng = số lượng kiện hàng x thể tích một kiện hàng = 10 x 2,856 = 28,65 cbm.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng với công thức là tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích.
- Hằng số quy đổi trong vận chuyển đường biển: 1CBM = 1000Kg.
- Trọng lượng thể tích của lô hàng = 28,65 cbm * 1000kg/cmb = 28.560 kg.
Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng và Trọng lượng thể tích của lô hàng hoá.
- Tổng trọng lượng của lô hàng = 9.000 kg.
- Trọng lượng thể tích của lô hàng = 28.560 kg
Và trọng lượng thể tích lô hàng lớn hơn tổng trọng lượng của lô hàng, nên cước phí tính cho lô hàng được lấy theo trọng lượng thể tích lô hàng là 28.560 kg.
4.3. Tính CBM cước vận chuyển đường bộ
Tương tự với hàng hóa đường hàng không và đường biển, ta cũng cần so sánh trọng lượng thể tích với tổng trọng lượng hàng hóa. Kết quả cho ra giá trị nào lớn hơn sẽ được dùng làm giá trị tính cước phí vận chuyển bằng đường bộ. Đối với hàng hóa đường hàng không có hằng số quy đổi 1CBM/Kg là 333kg sẽ được tính cước vận chuyển như sau.
Ví dụ: 1 Lô hàng hóa có 10 kiện với các thông số dưới đây:
Kích thước của một kiện hàng là 160cm x 120cm x 160cm.
Trọng lượng của một kiện hàng là 500kgs /kiện.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng bằng cách sau.
- Tổng trọng lượng của lô hàng = số kiện hàng x trọng lượng mỗi kiện = 10 x 500 = 5.000 kg.
Bước 2: Tính thể tích của lô hàng với công thức số kiện hàng x thể tích kiện hàng.
- Kích thước của một gói hàng theo cm => 160cm x 120cm x 160cm.
- Kích thước của một gói hàng theo mét => 1,6m x 1,2m x 1,6m.
- Thể tích của một kiện hàng = 1,6 x 1,2 x 1,6 = 3,072 cbm (m3).
- Tổng thể tích lô hàng = số lượng kiện hàng x thể tích một kiện hàng = 10 x 3,072 = 30,72 cbm.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng theo công thức là tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích.
- Hằng số quy đổi trong vận chuyển đường biển: 1CBM = 333Kg.
- Trọng lượng thể tích của lô hàng = 30,72 cbm * 333kg/cmb = 10.229,76 kg.
Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng và Trọng lượng thể tích của lô hàng hoá.
Tổng trọng lượng của lô hàng = 5.000 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 10.229,76 kg
Và trọng lượng thể tích lớn hơn(>) tổng trọng lượng của lô hàng nên cước phí tính cho lô hàng được lấy theo trọng lượng thể tích của lô hàng là 10.229,76kg.
5. Vai trò của CBM trong logistics
CBM không chỉ là một đơn vị đo lường mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc tối ưu hóa toàn bộ quy trình logistics. Những lợi ích nổi bật mà CBM mang lại bao gồm:
- Tính toán cước phí vận chuyển chính xác: CBM được sử dụng làm cơ sở để tính toán chi phí vận chuyển dựa trên thể tích hoặc trọng lượng quy đổi. Điều này giúp các doanh nghiệp đảm bảo mức chi phí hợp lý, đồng thời tạo sự minh bạch trong thanh toán.
- Tối ưu hóa không gian vận chuyển: Việc sử dụng CBM giúp doanh nghiệp lên kế hoạch bố trí hàng hóa một cách hiệu quả trên các phương tiện vận tải như xe tải, container, tàu biển hoặc máy bay. Điều này không chỉ giảm thiểu chi phí vận hành mà còn tối ưu hóa khả năng sử dụng không gian, tránh tình trạng lãng phí hay quá tải.
- Hỗ trợ lập kế hoạch vận chuyển: CBM cung cấp các thông số kỹ thuật cần thiết để lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng thời gian và tránh các rủi ro như quá tải hoặc hư hỏng.
- Cải thiện quản lý chuỗi cung ứng: Dữ liệu về CBM giúp doanh nghiệp hoạch định chính xác các khâu trong chuỗi cung ứng, từ việc lưu trữ hàng hóa trong kho, xử lý đơn hàng đến vận chuyển và phân phối. Nhờ vậy, toàn bộ quy trình logistics trở nên mượt mà và hiệu quả hơn.
6. Cách đổi kích thước CBM nhanh chóng bằng công cụ tự động
Làm thế nào để thay đổi kích thước CBM một cách nhanh chóng? Hiện nay công cụ quy đổi kích thước tự động đã ra đời nhằm giúp khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc tính toán. Để hiểu hơn về cách sử dụng của công cụ này hãy theo dõi bên dưới bạn nhé.
- Bước 1: Khách hàng cần nhập kích thước của hàng hóa theo đơn vị (cm) gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
- Bước 2: Tiếp tục nhập số lượng kiện hàng của lô hàng hóa.
- Bước 3: Nếu hàng hóa của khách hàng có nhiều kích thước khác nhau thì bấm vào nút [Thêm]. Sau đó nhập tiếp kích thước hàng hóa và số kiện như ở Bước 1 và Bước 2.
- Bước 4: Để ra kết quả khách hàng bấm nút [Quy đổi].
- Bước 5: Khi đọc kết quả cần lưu ý:
- Nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển thì xem kết quả số khối CBM.
- Nếu hàng hóa được vận chuyển đường hàng không thì xem kết quả theo KGS.
Liên hệ với ANT VINA Logistics để được tư vấn miễn phí
- Trụ sở chính: Lô 123.101, Khu đô thị Phía Tây, Phường Tân Bình, Thành phố Hải Dương
- Văn phòng làm việc: Số 22, Lô B5, Khu đô thị Việt Hoà, Phường Việt Hoà, Thành phố Hải Dương
- Hotline: 0931 525 525
- Email: [email protected]
- Website: https://antvina.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/antvinalogistics
ANT VINA Logistics cung cấp các dịch vụ:
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy.
- Dịch vụ thông quan tờ khai hải quan và vận tải container nội địa.
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối.
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra toàn cầu.
- Dịch vụ xin các loại chứng từ như: chứng thư kiểm dịch thực vật – động vật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, và nhiều dịch vụ khác.
Chúng tôi rất mong được phục vụ Quý khách hàng!