Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn thông tin về các vấn đề liên quan đến tờ khai hải quan, các trường hợp phải Hủy tờ khai và Quy trình hủy chi tết giúp Doanh nghiệp dễ dàng trong quy trình Xuất nhập khẩu.
1. Các trường hợp nào bắt buộc doanh nghiệp phải hủy tờ khai Hải quan?
Hủy tờ khai là việc các DN do lỗi chủ quan hoặc khách quan phải thực hiện hủy tờ khai hải quan đã khai trên hệ thống. Việc hủy tờ khai phải tuân theo quy định và khi được hải quan chấp nhận là do hải quan thực hiện. Xem các trường hợp dưới đây bắt buộc DN phải hủy tờ khai hải quan
1.1 Các trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải hủy tờ khai:
- Vượt quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
- Vượt quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra;
- Vượt quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra;
1.2 Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu người khai hải quan:
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố: Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố;
- Khai nhiều tờ khai: Khai nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai);
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu;
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu hoặc hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát;
- Khai sai các chỉ tiêu sau trên tờ khai:
1. Mã loại hình;
2. Mã phân loại hàng hóa;
3. Mã phương thức vận chuyển;
4. Cơ quan Hải quan;
5. Ngày khai báo (dự kiến);
6. Mã người nhập khẩu;
7. Tên người nhập khẩu;
8. Mã đại lý hải quan;
9. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.
2. Cách hủy tờ Khai Hải quan
1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người khai hải quan đề nghị được phép hủy tờ khai hải quan đã đăng ký;
– Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký;
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ điện tử
– Địa chỉ nộp hồ sơ: Người làm thủ tục truy cập vào hệ thống tại địa chỉ: http://pus.customs.gov.vn
– Tài liệu hướng dẫn nộp hồ sơ điện tử: Đề nghị tham khảo tại Tài liệu hướng dẫn sử dụng (Người làm thủ tục) download tại phân hệ Hướng dẫn tại địa chỉ http://pus.customs.gov.vn
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thành phần hồ sơ: Mẫu số 04/HTK/GSQL – Đơn đề nghị huỷ tờ khai (phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
4. Thời hạn giải quyết:
– Trực tiếp:
+ Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.
+ Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống; + Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai.
– Trực tuyến (ưu tiên):
Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống; + Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan thực hiện: Chi cục Hải quan
– Cơ quan có thẩm quyền: Không có thông tin
– Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
– Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
– Cơ quan phối hợp: Không có thông tin
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo hủy tờ khai
8. Phí, lệ phí: Không có
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Mẫu số Mẫu số 04/HTK/GSQL – Đơn đề nghị huỷ tờ khai (phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC)
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC)
Bài viết được trích dẫn thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam.