Xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc? Tất tần tật file hữu ích!

haidv

Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho nông sản xuất khẩu Việt Nam song cũng là thị trường thách thức bởi các tiêu chuẩn đã nâng cao đáng kể. Dưới đây là toàn bộ các tài liệu và thư mục hữu ích dành cho thị trường xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

Bộ tài liệu, thư mục dành cho thị trường xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc bao gồm các file sau:

I. Quy định xuất khẩu chuối đi Trung Quốc

Để lô hàng chuối được xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải làm kiểm dịch thực phẩm cho chuối để được cấp giấy phép chứng nhận xuất xứ hàng hóa và đảm bảo thông quan nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi 2 bên, miễn thuế nếu có,.. Quy trình đăng ký kiểm dịch thực vật như sau:

Làm hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

Doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho cơ quan có thẩm quyền. Có thể khai báo trực tiếp hoặc online ở công thông tin.

Lấy mẫu kiểm dịch

Cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy mẫu chuối để mang về kiểm dịch.

Khai báo thông tin

Doanh nghiệp phải khai báo thông tin chi tiết về lô chuối xanh cần xuất khẩu lên hệ thống để chứng thư.

Bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư

Các cơ quan kiểm dịch sẽ kiểm tra, yêu cầu bổ sung giấy tờ còn thiếu. Sau đó tiến hành xác nhận và cấp giấy kiểm dịch thực phẩm chuối xuất khẩu.

Một số hồ sơ, giấy tờ cần thiết để xuất khẩu chuối nhanh chóng, dễ dàng tại các cơ quan hải quan.

Các cá nhân và doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Tờ khai thông tin xuất khẩu
  • Vận tải đơn
  • Hóa đơn mua bán hàng hoá
  • Giấy chứng nhận xuất xứ của chuối xuất khẩu
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm
  • Hợp đồng mua bán thương mại giữa 2 bên xuất – nhập khẩu
  • Giấy tờ đầu vào như bảng kê thu mua mặt hàng chuối xuất khẩu

Link file tài liệu Quy định xuất khẩu chuối đi Trung Quốc: https://drive.google.com/file/d/1KKeT1qHA8N6wCFeyku2V1zB8Jt6VnG8H/view?usp=sharing 

II. Quy định xuất khẩu sầu riêng đi Trung Quốc

Sầu riêng có mã HS Code là 08106000. Và theo quy định hiện nay, thuế xuất khẩu trái sầu riêng sang Trung Quốc là 0%.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu

Khi xuất khẩu sầu riêng, nhà vườn/đơn vị cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ như:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O Form E)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate)

Thủ tục kiểm dịch thực vật sầu riêng trước khi xuất khẩu

Ngày 11/7/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã chính thức ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Chính vì vậy khi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nhà vườn/đơn vị cần làm kiểm dịch thực vật. Thủ tục kiểm dịch thực vật sầu riêng gồm có các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản tại cơ quan kiểm dịch thực vật vùng để làm kiểm dịch thực vật sầu riêng.
  • Bước 2: Tại cơ quan kiểm dịch thực vật vùng, đơn vị cần đăng ký lô hàng cần kiểm dịch thực vật.
  • Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch. Theo quy định, trong 2 năm đầu tiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Nếu trong thời gian này không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì sẽ giảm tỷ lệ xuống còn 1%.
  • Bước 4: Khai điện tử đơn hàng sầu riêng cần xuất khẩu tại website của cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.
  • Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sầu riêng.

Link file tài liệu Quy định xuất khẩu sầu riêng đi Trung Quốc: https://drive.google.com/file/d/1rJZyXFuB0o3RILckmbJ71Tc1eBQiPS5L/view?usp=sharing

III. Hướng dẫn thực hành cho người sản xuất và xuất khẩu ở Châu Á (Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu)

Để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định kỹ thuật (tiêu chuẩn bắt buộc) do các tổ chức công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Các quy định này thường khác nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Một số quy định được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, trong khi một số khác do mỗi quốc gia. Việc không tuân thủ các quy định này sẽ dẫn tới việc phải kiểm dịch hoặc bị nước nhập khẩu từ chối nhập khẩu.

Link tài liệu Hướng dẫn thực hành cho Người sản xuất và xuất khẩu ở Châu Á: https://drive.google.com/file/d/1DoGBRVns_gcx-vbbLjYNDiJ2-MlzwOc1/view?usp=sharing

IV. Quy định xuất khẩu cám gạo đi Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (MARD) đã thỏa thuận với Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch của Trung Quốc về kiểm dịch thực vật và an toàn cám gạo làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu từ Việt Nam đi Trung Quốc. Và kết quả đàm phán trên tình hữu nghị đã đạt được một số thỏa thuận.

V. Chỉ dẫn đăng ký, hướng dẫn xuất khẩu vào Trung Quốc theo lệnh 248

Đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc là yêu cầu mới trong lệnh 248 của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Theo đó, “toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc.”

Mã số này được cấp cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm (có mã HS/CIQ) của doanh nghiệp; doanh nghiệp dựa vào mã số do Hải quan Trung Quốc cấp để khai báo trong tờ khai Hải quan khi khai báo nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc và in ấn bao bì, nhãn mác của sản phẩm.

Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 nhưng rất nhiều đơn vị vẫn đang loay hoay trong việc đáp ứng các yêu cầu và đăng ký mã số xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc theo lệnh 248. Vậy, làm thế nào để đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm, nông sản sang Trung Quốc thành công? Quy trình, thủ tục, hồ sơ cần thiết như thế nào?

VI. Cẩm nang Hướng dẫn xuất khẩu rau quả chính ngạch sang Trung Quốc do Bộ Công Thương phát hành

Nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi hoạt động xuất khẩu qua biên giới sang hình thức xuất khẩu chính ngạch, Bộ Công Thương phát hành cuốn “Cẩm nang Hướng dẫn xuất khẩu rau quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc“. Cuốn Cẩm nang này là một hợp phần trong Đề án của Chính phủ về thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch qua biên giới. Cẩm nang được trình bày thành 3 phần.

Phần thứ nhất, điểm qua thực trạng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc. Phần thứ hai, trình bày các nội dung liên quan đến xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Phần thứ ba, các phụ lục cung cấp thông tin tham khảo liên quan đến hoạt động xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

VII. Tra cứu Tiêu chí xuất xứ theo mã HS Code (tiêu chí WO, CTC, LVC, RVC…)

Link tra cứu: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1NDT_7ZsE0sERPnraSc4k_60nZUAyFCcr/edit?usp=sharing&ouid=113997389027781652756&rtpof=true&sd=true

VIII. Quy định chung về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Theo Cục Bảo vệ thực vật, việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói hiện nay đang được triển khai thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu. Theo đó, chỉ có nông sản (chủ yếu là rau quả tươi) được sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số vùng trồng thì mới được phép xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và gần đây nhất là Trung Quốc.

Đối với từng thị trường khác nhau, các quy định liên quan đến cấp mã số vùng trồng có thể khác nhau nhưng nhìn chung thì mục tiêu của việc cấp, quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số là để đảm bảo truy xuất được đến từng vườn trồng, cơ sở đóng gói về các loại sinh vật gây hại được phát hiện trên vườn trồng, các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được sử dụng trên vườn trồng, đặc biệt là ghi nhận về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng.

Link tài liệu: https://drive.google.com/file/d/1FOZiehWj-BEyXiWR1Z0FW4Y-xr4EUTZ3/view?usp=sharing

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Email

QR Code Wechat