QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU XUẤT BẢN PHẨM KHÔNG KINH DOANH

Quản trị Admin

Chào các bạn, nhập khẩu xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là mặt hàng gì? Thủ tục ra sao? Mời các bạn theo dõi nội dung video ngày hôm nay để cùng ANT VINA Logistics làm rõ nhé!

Video:

 

QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU XUẤT BẢN PHẨM KHÔNG KINH DOANH

 

Căn Cứ Pháp Lý:

– Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 của Quốc hội.

– Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

– Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản

– Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh.

Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm

– Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

 

  1. Khái Niệm

Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

+ Sách in

+ Sách chữ nổi

+ Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp

+ Các loại lịch

+ Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách

Trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh thuộc quản lý bộ thông tin & truyền thông phải xin giấy cấp phép nhập khẩu:

+ Căn cứ theo phụ lục II thông tư số 22/2018/TT-BTTTT (28/12/2018 ) Danh mục hàng hóa theo mã số HS code và hình thức quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm.

Trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép:

+ Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức

+ Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng + Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân

+ Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.

 

  1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất bản phẩm không kinh doanh.

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định.

+ Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định.

 

III. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

+ Các bạn đăng ký tài khoản tại cổng dịch vụ công tại địa phương mình muốn xin giấy phép.

  1. Quy Trình Khai Báo

Bước 1: Truy cập vào trang https://dichvucong.haiduong.gov.vn/dich-vu-cong/congdan/dang-nhap

Bước 2: Đăng nhập

Bươc 3: Cập nhật thông tin cá nhân

Bước 4: Nộp hồ sơ gồm

+ Thủ tục hành chính

+ Sở thông tin và truyền thông

+ Xuất bản, in và phát hành

+ Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh ( mã TTHC

1.003725.000.00.00.H23)

+ Nộp hồ sơ (đính kèm “Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh” và “Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định“) Lưu ý:

+ Điền đầy đủ mục có dấu * hệ thống yêu cầu

+ Sau 7-15 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả.

+ Lệ phí : 25,000 VND( thông tư 44 2023TT-BTC 29 06 2023 )

Khai báo và đợi kết quả.

+ Giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

 

Đến đây các bạn đã hoàn thủ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.

Hy vọng những chia sẻ này mình sẽ giúp các bạn hiểu được về quy trình xin giấy phép này. Chúc các bạn suôn sẻ trong quá trình làm việc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận phía bên dưới, ANT VINA Logistics sẽ giải đáp sớm nhất có thể. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi video, nếu thay hay hãy ấn like và đăng ký kênh để không bỏ lỡ những video sắp tới nhé!

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Email

QR Code Wechat