KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN NHỮNG LỖI HAY MẮC PHẢI VỚI DOANH NGHIỆP

Quản trị Admin

Rất nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề với cơ quan Hải quan vì mắc phải các lỗi trong quá trình khai báo, làm thủ tục Hải quan, báo cáo quyết toán và kể cả khi các lô hàng đã được thông quan xong và xuất hàng thành công hoặc đưa hàng về kho bảo quản, đưa vào sản xuất…v…v nhưng sau một tới hai năm thì bị phòng Sau Thông Quan của cơ quản Hải quan lật lại hồ sơ và phát hiện ra sai sót. Lúc này thiệt hại sẽ là nghiêm trọng nếu doanh nghiệp rơi vào những trường hợp khó. Hãy cùng ANT VINA Logistics vượt qua vấn đề này với dịch vụ tư vấn Sau Thông Quan!

1. Kiểm tra sau thông quan là gì:

Kiểm tra sau thông quan là quá trình kiểm tra lại toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu của 1 doanh nghiệp diễn ra trong quá trình 5 năm đổ lại.Thông thường việc kiểm tra sau thông quan này sẽ được diễn ra trong khoảng 2-3 năm khi các tổ chức kinh doanh tham gia xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa.
– Khi kiểm tra sau thông quan cơ quan hải quan sẽ đòi hỏi các chứng từ và dữ liệu sau để kiểm tra
* Hàng kinh doanh thông thường:
+ Toàn bộ các chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như : “ invoice, tờ khai packinglist, sale contract, co,…….”
+ Các chứng từ thanh toán cũng như nhận tiền từ ngân hàng tùy thuộc và việc doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu.
+ Các hóa đơn đầu ra của hàng hóa (đối với trường hợp hàng hóa là hàng nhập khẩu), hóa đơn đầu vào của hàng hóa đối với hàng hóa là hàng xuất khẩu.
+ Các phiếu nhập và xuất kho nếu có
+ Ngoài ra còn một số chứng từ khác tùy theo loại hàng của doanh nghiệp cũng như hình thức hoạt động của công ty.
* Hàng của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công thì gồm những hồ sơ sau:
+ Giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư
+ Báo cáo tài chính
+ Báo cáo quyết toán
+ Báo cáo nguyên vật liệu, thành phẩm , sổ kho thành phẩm
+ Định mức sản phẩm xuất khẩu,
+ Dữ liệu xuất nhập khẩu
+ Danh sách tờ khai hủy và sửa
+ Hợp đồng mua bán nvl, bán sp
+ Bảng kê hóa đơn mua việt nam
+ Quy trình sản xuất sản phẩm.

Cục Chính trị Quân chủng PK-KQ kiểm tra Nhà máy Z119

2. Kiểm tra sau thông quan tại đây:

Thường có 2 trường hợp kiểm tra sau thông quan
* Kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan quản lý hàng của bạn: Trường hợp này thì quý doanh nghiệp chỉ cần đem đầy đủ hồ sơ mình nêu trên (hải quan yêu cầu nộp cho nơi kiểm tra sau thông quan và đợi gọi điện đến làm việc)
* Kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp ( trường hợp này hay xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cũng như gia công) : ở đây cơ quan kiểm tra sau thông quan sẽ yêu cầu bạn gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu đã liệt kê bên trên, sau khi họ kiểm tra và đánh giá cơ sởdữ liệu sẽ trực tiếp xuống cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để kiểm tra xem hồ sơ và quy trình sản xuất có chuẩn với thực tế hay không.

3. Các lỗi hay gặp phải khi kiểm tra sau thông quan (ở đây chỉ liệt kê các lỗi thường nhé không phải toàn bộ)
* Đối với hàng kinh doanh
– Khai sai hs code hàng hóa :
+ Do doanh nghiệp áp sai hs code: Trường hợp này thì chỉ có cách duy nhất sửa hs code và điều chỉnh lại và hy vọng không bị lệch thuế thì chỉ bị phạt hành chính. Nếu có phát sinh lệch thuế lỗi này nghiêm trọng hơn.
+ Do bên khai báo hải quan mô tả hàng hóa sai dẫn tới việc hải quan đưa ra áp mã hs code sai: trường hợp này giải trình và đưa các căn cứ của sản phẩm ra để được giữ hs code mà điều chỉnh lại tên gọi hàng hóa.
– Khai sai trị giá tính thuế của hàng hóa dẫn đến việc hải quan áp lại trị giá tính thuế và yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung tiền thuế.
+ Hồ sơ thanh toán ngân hàng bị sai so với hóa đơn thương mại cũng như tờ khai hải quan dẫn đến việc áp giá thành hàng hóa yêu cầu đóng thuế: trường hợp này chúng ta cần có những điều khoản giải trình nhờ vào các chứng từ đính kèm và tại sao lại có những số liệu lệch đó cho hải quan thấy hợp lý (cụ thể thì phải tùy thuộc hồ sơ của doanh nghiệp mình mới có thể tư vấn)
+ Hồ sơ thanh toán và các chứng từ khác đều hợp lệ nhưng hải quan vẫn áp giá yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp SUY LUẬN của hải quan (vấn đề này sẽ thường gặp và rất nhạy cảm, nếu bạn gặp trường hợp này thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn)
– Ngoài ra còn 1 số các lỗi khác liên quan đến thuế nữa mà chúng tôi có thể đưa ra các ví dụ để bạn tham khảo như sau:
* Đối với hàng sản xuất xuất khẩu và kinh doanh
– Thiếu các điều khoản trong hợp đồng gia công theo QUY ĐỊNH LUẬT HẢI QUAN: lỗi này gần như 90% các công ty gia công đang bị thiếu ( khắc phục mình chỉ cần bổ sung đủ điều khoản là được).
– Thừa thiếu nguyên liệu cũng như thành phẩm trong quá trình sản xuất ( lỗi này tùy vào hồ sơ doanh nghiệp thì chúng tôi mới có thể tư vấn được)
Lưu ý: gần như các vấn đề cần xem xét đều ảnh hưởng đến thuế cần giải trình cũng như xử lý hồ sơ sao cho chuẩn.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Email

QR Code Wechat